Đề án Giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đền năm 2030

23/08/2019
Tác giả: PGS. TS. Quan Minh Nhựt  (*) và các cộng sự
(*) Khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ
Đơn vị tư vấn: Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ
Đơn vị chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Năm nghiệm thu: 2019

 

Họp nghiệm thu Đề án (Ảnh: Bích Ngọc)

TÓM TẮT

Công nghiệp chế biến của thành phố Cần Thơ là một trong những ngành chủ lực của ngành công nghiệp, tuy nhiên trong bối cảnh chịu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố như thủy sản và gạo đang phải cạnh tranh và gặp khó khăn ở nhiều thị trường mới và truyền thống, làm ảnh hưởng đến tính bền vững. Đề án "Giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030",  đánh giá hiện trạng đồng thời xây dựng lộ trình và giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu phù hợp với bối cảnh, các cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết và đã giải quyết được yêu cầu đặt hàng theo Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 12/07/2016 của UBND thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dựa trên các số liệu thứ cấp, số liệu khảo sát doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia; kết hợp với các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích xu hướng, phân tích ma trận SWOT và các ma trận IFE, EFE, QSPM, hồi quy tương quan để làm cơ sở đề xuất giải pháp. Báo cáo đã xác định để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu của TPCT trong thời gian tới, cần phải tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng để tăng số lượng các sản phẩm mới và sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Các giải pháp chung trong chỉ đạo điều hành của thành phố và nhóm giải pháp riêng cho các ngành hàng chủ lực cần thực hiện gồm: (i) thay thế công nghệ lạc hậu bằng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn; (ii) đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; và (iii) tạo dựng thương hiệu, nâng cao năng lực quản lý, năng lực phát triển thị trường xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của TPCT. Đồng thời, đề án cũng đề xuất các chương trình/dự án cần ưu tiên thực hiện để cụ thể hóa các nhóm giải pháp.

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam

Tình hình xuất khẩu của thành phố Cần Thơ

- Giá trị kim ngạch, sản lượng và cơ cấu thị trường

- Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng

Thực trạng quản lý, cung nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ

- Đối với công tác quản lý lĩnh vực xuất khẩu

- Đối với nguồn cung nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ

Thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

- Ngành chế biến gạo

- Ngành chế biến thủy sản

- Ngành chế biến nông sản

- Ngành khác

Thực trạng đầu tư, đổi mới công nghệ và cạnh tranh của công nghệ

Những rào cản và kiến nghị của doanh nghiệp

Kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Kết quả phân tích và xây dựng các ma trận chiến lược QSPM

Kết quả phân tích hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thị sản của TPCT

Định hướng mục tiêu và cơ chế chính sách phát triển xuất khẩu của TPCT theo hướng gia tăng giá trị

Kịch bản chuyển đổi xuất khẩu của TPCT theo hướng gia tăng giá trị

Giải pháp gia tăng giá trị xuất khẩu cho TPCT và các chương trình/dự án, lộ trình thực hiện giải pháp

Kết luận và kiến nghị.

(Thông tin chi tiết tại: http://cids.org.vn/com_contact/contact.htm)

TIN TỨC MỚI NHẤT

Vui lòng để lại email, Viện sẽ gởi các bài viết mới nhất đến bạn ngay khi bài viết được đăng tải.

Video