Các yếu tố ảnh hưởng đến đạt tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố của các cơ sở kinh doanh thành phố Cần Thơ

27/07/2019

Tác giả: BS. CKII. Nguyễn Trung Nghĩa (1), PGS. TS. Huỳnh Văn Bá (2), BS. CKII. Lưu Hoàng Việt (3), TS. Huỳnh Văn Tùng, ThS. Trần Tố Loan (4)

Một điểm bán thức ăn đường phố tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ (Ảnh: Foody)

(1) Sở Y tế thành phố Cần Thơ

(2) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

(3) Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ

Tạp chí: Y học Việt Nam, Tháng 3 – Số 1 & 2 /2019, Tập 476

Từ khóa: an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố, 10 tiêu chí theo Quyết định số 3199/2000/QĐ-BYT, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

TÓM TẮT

Trong khuôn khổ tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố của thành phố Cần Thơ, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn và quan sát trực tiếp ngẫu nhiên 400 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại các khu vực đô thị của thành phố. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê đối với hai nhóm đối tượng: (1) cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố cố định và (2) cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố lưu động, đồng thời, sử dụng mô hình phân tích hồi quy logistics để tìm ra mối quan hệ giữa cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đạt 10 tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế (Quyết định số 3199/2000/QĐ-BYT ngày 11 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh an toàn thức ăn đường phố) với các yếu tố có liên quan. Kết quả, có khá nhiều sự khác nhau giữa hai nhóm, bao gồm: lao động, độ tuổi, trình độ học vấn, ý thức về sức khỏe, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, các điều kiện kinh doanh và khả năng đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm; có 05 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt 10 tiêu chí của cơ sở, cơ sở có trình độ học vấn, vốn và diện tích dùng cho kinh doanh tốt hơn thì khả năng đạt 10 tiêu chí cao hơn, trong đó yếu tố được tập huấn về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm có ảnh hưởng lớn nhất. Ngược lại, yếu tố hình thức kinh doanh lưu động là yếu tố duy nhất làm giảm đi khả năng đạt được 10 tiêu chí. Từ kết quả, nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh và giải pháp để cố định hóa các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố lưu động là nhiệm vụ tiếp theo mà nghiên cứu hướng đến.

Tải về nội dung bài viết

(Thông tin chi tiết tại:

http://cids.org.vn/com_contact/contact.htm)

Vui lòng để lại email, Viện sẽ gởi các bài viết mới nhất đến bạn ngay khi bài viết được đăng tải.

Video