Chương trình khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

25/07/2019

Tác giả: TS. Trần Thanh Bé và cộng sự

Đơn vị tư vấn: Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ

Đơn vị chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ

Năm thực hiện: 2015

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Đặt vấn đề và tính cấp thiết

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới theo hướng phát triển kinh tế tri thức; tái cơ cấu kinh tế để nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho thành phố Cần Thơ (Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), ngày 17 tháng 02 năm 2005) đến năm 2020: phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkong; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục -   đào tạo và khoa học -  công nghệ, trung tâm y tế  và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.

Để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 3/6/2008 phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm nội dung và kinh phí thực hiện 10 chương trình (gồm kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển công nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại-dịch vụ; phát triển du lịch, phát triển y tế; phát triển thể dục-thể thao; phát triển văn hoá-thông tin; phát triển giáo dục-đào tạo và nguồn nhân lực và phát triển khoa học và công nghệ) và 4 đề án (gồm xây dựng chiến lược bảo đảm quốc phòng; xây dựng chiến lược bảo đảm an ninh; xây dựng và phát triển đô thị,đề án tạo vốn cho các chương trình và đề án). Trong đó, phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành Trung tâm khoa học và kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ thuật, công nghệ cao; dịch vụ khoa học kỹ thuật cao; đào tào nguồn nhân lực trình độ cao; nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2020. Nhìn chung, với nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành, Chương trình xây dựng và phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Gần đây, quy hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ được điều chỉnh (theo Nghị quyết 57/NQ-CP) phân bổ diện tích đất nông nghiệp giảm (trong đó đất lúa giảm hơn 15 nghìn ha đến năm 2020) để dành đất cho phi nông nghiệp (công nghiệp, đô thị,..); Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28/8/2013) tiếp tục khẳng định: phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, đô thị trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và có tầm ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á. Đồng thời Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30/8/2013) xác định các quan điểm và các mục tiêu quan trọng phát triển đồng bộ kinh tế, xã hội, môi trường và các lĩnh vực ngành đến năm 2030. Từ đó định hướng nhiều thay đổi quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trong bối cảnh trên, chương trình khoa học và công nghệ của thành phố phải được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, Chương trình khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm khoa học, công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long từ sau năm 2020.

Mục tiêu của Chương trình khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030

Trên cơ sở các lợi thế và vị thế của thành phố Cần Thơ đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược "phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vai trò trung tâm về khoa học và công nghệ", Chương trình khoa học và công  nghệ của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến 2030 cần phải đáp ứng các mục tiêu quan trọng:

i) Tập trung đầu tư phát triển khoa học và công nghệ phục vụ kinh tế tri thức, phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ và kinh tế, xã hội (phát triển đồng bộ các trụ cột "kinh tế","xã hội", "môi trường" trong phát triển bền vững).

ii) Tập trung phát triển công nghệ (trọng tâm ở các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo và công nghệ chế biến) để tăng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị đóng góp của chỉ tiêu năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP và tăng tốc độ đổi mới công nghệ vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ vừa làm tốt vai trò trung tâm đầu mối khoa học và công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

iii) Tập trung phát triển mạnh và đa dạng tiềm lực khoa học và công nghệ (phát triển các nguồn lực vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực KH&CN) phục vụ phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long (xây dựng các tổ chức khoa học và công nghệ quy mô vùng và khai thác các đơn vị nghiên cứu khoa  học và công nghệ đã có, kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ).

vi) Tập trung đổi mới tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

Mục tiêu  của Chương trình khoa học và công nghệ cần được thực hiện theo lộ trình gồm hai giai đoạn. Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2014-2020: tiếp tục thực hiện các chương trình nhánh khoa học và công nghệ đảm bảo yêu cầu vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, vừa tăng cường các tiềm lực khoa học và công nghệ cho giai đoạn tiếp theo. Chú trọng phát triển công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo và công nghệ chế biến.

·Nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ trọng điểm; tập trung các nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long;

·Triển khai các đề án nghiên cứu mô hình hóa và số hóa cơ sở dữ liệu tài nguyên, kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long;

·Nghiên cứu thực tiễn quản lý phát triển trong các lĩnh vực đô thị, kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ; nghiên cứu các vấn đề về hợp tác, liên kết giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với cả nước.

+ Giai đoạn từ sau năm 2020: tập trung tăng tốc để đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực chính của phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo chiều sâu, nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ trong phát triển, tiến vào nền kinh tế tri thức và đưa thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của vùng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

HIện trạng phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ 2006 - 2013

Chương trình khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ

Chương trình Nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế tri thức

Chương trình Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng

Chương trình xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ

Chương trình đổi mới tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

Chương trình xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

(Thông tin chi tiết tại:

http://cids.org.vn/com_contact/contact.htm)

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện Đề tài:

TS. Trần Thanh Bé (Nguyên Viện trưởng) và Bà Trần Hoài Phương (PGD. Sở KH&CN TPCT) chia sẻ kinh nghiệm với BQL Khu Công nghệ cao TP. HCM

TS. Trần Thanh Bé (Nguyên Viện trưởng) và Bà Trần Hoài Phương (PGD. Sở KH&CN TPCT) chia sẻ kinh nghiệm với Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM

TS. Trần Thanh Bé (Nguyên Viện trưởng) và Bà Trần Hoài Phương (PGD. Sở KH&CN TPCT) chia sẻ kinh nghiệm với Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM

TS. Trần Thanh Bé (Nguyên Viện trưởng) và Bà Trần Hoài Phương (PGD. Sở KH&CN TPCT) chia sẻ kinh nghiệm với Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang

Nhóm nghiên cứu là việc với Tập đoàn Lộc Trời, An Giang

Nhóm nghiên cứu là việc với Tập đoàn Lộc Trời, An Giang

Nhóm nghiên cứu làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau

Nhóm nghiên cứu thăm nhà máy Khí Điện Đạm tỉnh Cà Mau

Nhóm nghiên cứu làm việc với Trung tâm Công nghệ phầm mềm Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu làm việc với Trung tâm Công nghệ phầm mềm Đà Nẵng

Vui lòng để lại email, Viện sẽ gởi các bài viết mới nhất đến bạn ngay khi bài viết được đăng tải.

Video